Sau một năm đầy biến động và thách thức đối với toàn ngành nhôm trong năm 2018, Quý IV/2018 đánh dấu những dấu hiệu phục hồi tích cực tại thị trường nhôm hệ Việt.
Sự ổn định nguồn cung với mức giá được dự đoán tăng nhẹ vào cuối năm
Trong Quý III/2018, sự kiện đáng chú ý nhất của ngành nhôm trên toàn thế giới là việc Mỹ công bố áp dụng mức thuế lên tới 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu. Xu hướng bảo hộ mậu dịch của Mỹ đã làm dấy lên một cuộc phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, được các chuyên gia nhận định có thể tạo nên các cuộc chiến thương mại mới. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng dự đoán giá nguyên vật liệu sẽ tiếp tục được đẩy lên trong năm 2018 bởi tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn và sự gia tăng về chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Tại thị trường Việt Nam, những tháng đầu năm 2018, nguồn cung nhôm từ các nhà sản xuất nhôm trong nước cũng như nhập khẩu đã bắt đầu đi vào trạng thái ổn định. Thị trường dần trở về trạng thái cân bằng, thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của toàn ngành, không còn tình trạng cháy hàng như trong năm 2017. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với toàn ngành nhôm Việt. Việc tăng giá các hãng nhôm như: Tungshin, Tungkuang, Tân Mỹ, Nam Hải,… có thể xuất phát từ việc chi phí sản xuất nhôm tăng lên cao bởi ảnh hưởng chung toàn ngành từ 2017. Điều này khiến chi phí sản xuất của cửa nhôm chất lượng trung bình cũng tăng lên đáng kể, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất cửa nhôm hệ chất lượng cao lấy lại thị trường.
Chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đồng bộ trở thành xu hướng
Đối với sản phẩm cửa nhôm, sự gia nhập “sân chơi” của một số thương hiệu đã đem tới một làn gió mới cho thị trường, tạo động lực cho sự phát triển ngành.
Bên cạnh đó, tính đồng bộ trong một bộ sản phẩm cũng ngày càng được đề cao, chú trọng. Nếu như trước đây, hầu như các nhà sản xuất chỉ tập trung vào việc tạo ra thanh nhôm định hình thì nay các nhà máy sản xuất cửa nhôm đang dần cung cấp đầy đủ trọn bộ các bộ phận cấu thành một hệ cửa nhôm: từ thanh nhôm cho tới bộ phụ kiện, gioăng,… nhằm nâng cao tính ưu việt và độ bền của sản phẩm.
Nói về kiểu dáng, mẫu mã của các dòng cửa nhôm, nghiên cứu thị trường cũng cho thấy phong cách thiết kế của các dòng cửa nhôm trước đây tại Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn từ phong cách của Trung Quốc – đề cao tính cầu kỳ, kiểu cách với thiết kế hộp to bản, dày, một số có hoa văn. Hiện nay, phong cách này đang dần được thay thế bởi kiểu dáng thanh mảnh, trơn nhãn của lối thiết kế Châu Âu – đề cao sự tối giản, tinh tế, tiện lợi cho không gian.
Phong cách thiết kế của cửa nhôm hiện đại
Những xu hướng này rõ rệt đang dần được định hình đang “chèo lái” con thuyền ngành nhôm Việt tới gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế. Tính cạnh tranh tăng cao, các sản phẩm chất lượng thấp sẽ dần bị đào thải.
Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái và yêu cầu cao hơn
Tạo nên những chuyển dịch của ngành nhôm không thể không kể đến sự tác động của người tiêu dùng. Ngày nay, người tiêu dùng trở nên thông thái và thận trọng hơn khi lựa chọn các sản phẩm nhôm. Không dừng lại ở chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ tư vấn, bảo trì hậu mãi là một tiêu chí quan trọng mà người tiêu dùng cân nhắc khi chọn mua các sản phẩm cửa nhôm. Theo đó, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tất yếu trở thành yếu tố chính quyết định khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu. Thực tế này hứa hẹn về một triển vọng toàn ngành tươi sáng và phát triển bền vững, lấy sự đa dạng, chất lượng của sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm động lực. Đây cũng có thể là một yếu tố sẽ làm thay đổi diện mạo ngành cửa nhôm trong thời gian sắp tới.